Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Marketing với Flashmob


Không còn là hoạt động giải trí tự phát, màn trình diễn tập thể flashmob bắt đầu trở thành dịch vụ được doanh nghiệp sử dụng trong các sự kiện, chương trình marketing để thu hút chú ý nơi công cộng.
Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2011, flashmob - nhảy đồng diễn ở nơi công cộng - nhanh chóng được nhiều bạn trẻ đón nhận. Không ít nhóm cùng nhau tập luyện, biểu diễn để thể hiện một thông điệp nào đó như chào mừng Festival Huế hồi đầu năm, kêu gọi bảo vệ môi trường ngày 5/6 vừa qua... Những buổi như vậy có quy mô khá lớn, khoảng 100-500 người tham gia.
Bên cạnh các hoạt động tình nguyện, dịch vụ flashmob ra đời cuối năm 2011 và nở rộ vào những ngày lễ, Tết, Giáng sinh, Valentine, 8/3... Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu của một số bạn trẻ muốn thể hiện tình cảm cá nhân như tỏ tình, cầu hôn... Thông thường, các màn nhảy như vậy chỉ bao gồm một bài (10-15 phút), có quy mô không quá lớn, từ 10 đến 15 người, giá thuê 1,5 - 2,5 triệu đồng.
Nhảy flashmob tại Việt Nam ngày càng thịnh hành. Ảnh minh họa.
Giờ đây, dịch vụ này không chỉ phục vụ cá nhân - chủ yếu là giới trẻ, còn được một số doanh nghiệp chọn để marketing sản phẩm, giới thiệu showroom mới, khai trương... Các gói như vậy thường bao gồm 2-5 bài nhảy, giá trên dưới 5 triệu đồng.
Đó cũng là 2 nhóm đối tượng khách hàng chính của dịch vụ này hiện nay. Những mức giá trên chưa bao gồm tiền đồng phục, phụ kiện... Người thuê cần đặt hàng trước ít nhất 2 tuần để đơn vị tổ chức chuẩn bị.
Anh Nguyễn Minh Hân, đại diện công ty kinh doanh dịch vụ nhảy flashmob ở TP HCM cho biết, số lượng đơn đặt hàng của doanh nghiệp tuy chưa lớn bằng cá nhân song đã có một số công ty rất thích cách marketing này và trở thành khách quen của anh như Thegioididong, nhãn hàng Poca... Trung bình mỗi tháng anh nhận được 3-4 buổi diễn và 8-10 buổi vào các tháng lễ Tết, trong đó hơn một phần tư là theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Anh Hân cho biết thêm flashmob để marketing có một số điểm khác với dịch vụ dành cho cá nhân. Trang phục đồng diễn thường là đồng phục của công ty chứ không mang tính ngẫu hứng thông thường. Thêm đó, các bài nhảy cũng phải thiết kế phù hợp với sự kiện, thời gian cho mỗi bài ngắn, động tác phức tạp như bê, đỡ, nhảy xoạc để thu hút đám đông mạnh hơn.
Trong lần giới thiệu sản phẩm bim bim khoai tây của Poca mới đây, doanh nghiệp muốn thể hiện sự sảng khoái, vị mới lạ nên các bài nhảy cũng cần thêm yếu tố 'Oa', 'Wow' nhằm thể hiện tốt điều đó. Điều này khác hẳn với những động tác nhẹ nhàng, đơn giản dành cho cá nhân muốn bày tỏ tình cảm.
Ông Đinh Anh Huân, Giám đốc hệ thống Dienmay - đơn vị từng sử dụng flashmob để marketing ở Lễ hội hoa Đà Lạt hồi tháng 12/2011 cho rằng phương thức này khá hiệu quả. Bởi màn biểu diễn bằng đồng phục của công ty không chỉ giúp định vị thương hiệu, được nhiều người biết đến vào thời điểm đó mà còn đăng tải, truyền dẫn trên Internet đến tận bây giờ.
"Sau lần đó, mỗi lần khai trường showroom, ra mắt sản phẩm mới, chúng tôi vẫn dùng cách này", ông Huân nói.
Anh Lê Bá Thắng, phụ trách một nhóm nhảy flashmob ở Hà Nội tin thời gian tới, dịch vụ này sẽ phát triển mạnh nhờ nhu cầu lớn từ các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nhận thấy rõ hiệu quả marketing từ "cơn bão đám đông" song không dễ để tự huy động đủ nhân lực, thuê bãi đất trống và tập cho tất cả thành viên nhuần nhuyễn bài đồng diễn - các yếu tố bắt buộc của flashmob.
Theo anh Thắng, để làm được tất cả việc đó hoặc rất khó hoặc rất mất thời gian nên không ít bạn trẻ, doanh nghiệp sẽ tìm đến các dịch vụ chuyên nghiệp. "Nhìn qua có cảm giác flashmob là sự ngẫu hứng, nhanh chóng hợp lại rồi nhanh chóng giải tán nhưng để có được sự đồng điệu cần khá nhiều thời gian", anh Thắng cho hay.
Các bạn trẻ Huế nhảy flashmob đón Festival bên cầu Trường Tiền.
Theo anh Nguyễn Minh Hân, kinh doanh dịch vụ flashmob cũng gặp không ít khó khăn. Sau khi nhận đơn đặt hàng của khách, anh phải lên kế hoạch, tổ chức tập luyện, thuê địa điểm thực hiện và thống nhất rõ ràng với đối tác về ý tưởng.
Thêm đó, do đây không phải là công việc định kỳ, thường xuyên, mức thù lao cho các vũ công khá ít ỏi, khoảng 150.000 - 300.000 đồng mỗi người một lần diễn nên hầu hết mọi người chỉ tham gia vì đam mê, còn "sống bằng nghề khác". Điều đó dẫn đến việc khó thu xếp thời gian để các thành viên cùng tham gia tập luyện và biểu diễn.
"Cái hay và cũng rất khó của flashmob là nhiều đối tượng tham gia nhảy, từ người trẻ, người già, trẻ em nên để tập hợp được rất khó. Chi phí chưa đủ hấp dẫn nên không dễ gì mà huy động đủ người vào một thời điểm nhất định", anh Hân nói.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Đỗ Hoài Anh, một chuyên gia về marketing cho rằng, sử dụng dịch vụ flashmob hay bằng một cách nào đó tạo sự nổi bật, huyên náo ở đám đông để gây sự chú ý là cách làm marketing khá mới, thú vị ở Việt Nam, nhất là đối với khách hàng trẻ. Điều này sẽ tạo sức hút, giúp sản phẩm, sự kiện nhanh chóng được công chúng biết đến. Theo đó, trong tương lai, phương thức này có thể phát triển mạnh và được sử dụng rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, theo ông Hoài Anh, phương thức marketing này chỉ thành công khi sự kiện đó, màn trình diễn đó không vi phạm pháp luật và thuần phong mỹ tục. "Ra giữa đường phố nhảy, vi phạm luật giao thông, trật tự an ninh hay đồng phục là bikini thì dù hay đến mấy cũng rất dễ tạo hiệu ứng ngược", ông Hoài Anh đưa ví dụ.

Thông tin tuyển dụng:
- tuyen nhan vien seo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

cho thue xe | cho thue xe du lich | xe cuoi | thue xe 4 cho | thue xe 16 cho | thue xe 29 cho | thue xe 7 cho | thue xe 35 cho | áo phông xinh |